Quy trình quản lý vệ sinh tòa nhà đầy đủ & chuyên nghiệp

Cập nhật: 13/06/2024

Nội dung bài viết

quy trình quản lý vệ sinh tòa nhà

Quy trình quản lý vệ sinh tòa nhà là một trong những hạng mục cần thiết và quan trọng, giúp cho người quản lý có thể dễ dàng kiểm soát được quy trình thực hiện công việc, đồng thời đánh giá chất lượng công việc một cách toàn diện và chính xác nhất. Và nếu bạn đang tìm hiểu về quy trình này, hãy đọc ngay bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ nhất nhé!

Tại sao quy trình quản lý vệ sinh tòa nhà quan trọng?

Việc quản lý và giám sát quá trình vệ sinh toà nhà khoa học, chuẩn chỉnh sẽ giúp cho việc làm sạch tòa nhà được diễn ra một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, việc thực hiện đúng quy trình quản lý vệ sinh tòa nhà cũng giúp giảm tình trạng xuống cấp của tòa nhà, đồng thời tiết kiệm cho chủ đầu tư một khoản chi phí vệ sinh định kỳ, hàng ngày.

Quy trình quản lý vệ sinh tòa bao gồm những gì?

Để vệ sinh tòa nhà được hiệu quả và nhanh nhất, nhân viên vệ sinh cần thực hiện công việc từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Sau đây là một số hạng mục của quy trình quản lý vệ sinh tòa nhà tiêu chuẩn mà bạn có thể tham khảo:

Quy trình lau sàn tòa nhà

Để lau sàn nhà nhân viên vệ sinh cần thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Làm sạch toàn bộ sàn nhà bằng máy hút bụi, tiếp đó dùng hoá chất có nồng độ dung dịch PH=3/7 rải đều ra sàn nhà (lưu ý rằng chỉ áp dụng việc này cho sàn đá) trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Bước 2: Tiếp theo, để làm bong tất cả các vết bẩn cứng đầu trên sàn nhà, người thực hiện công việc vệ sinh cần sử dụng máy chà sàn đơn đa năng với tốc độ chạy là 175 vòng/phút đồng thời sử dụng mâm bàn chải hoặc Pad để chà thật đều trên bề mặt sàn nhà.
  • Bước 3: Tiếp đó, nhân viên thực hiện vệ sinh sẽ sử dụng dụng cụ để chà tẩy chân tường góc cạnh. Cuối cùng làm khô bề mặt sàn là kết thúc quy trình làm sạch.

quy trình quản lý vệ sinh tòa nhà tiêu chuẩn

Quy trình làm sạch sàn tòa nhà

  • Bước 1: Trước tiên, nhân viên vệ sinh sẽ tiến hành quét sạch toàn bộ sàn nhà trước khi lau. Tiếp theo, sử dụng cây lau sàn chuyên dụng và bắt đầu thực hiện công việc lau sàn.
  • Bước 2: Với cầu thang, nhân viên vệ sinh cần phải thực hiện việc làm sạch từ trên xuống dưới. Sau khi lau xong sàn nhà, nhân viên phải sử dụng thêm cây lau khô để lau lại sàn, tránh để sàn ướt dẫn đến tình trạng dây bẩn và trơn trượt.

quy trình quản lý vệ sinh tòa nhà chuyên nghiệp

Quy trình bảo dưỡng sàn tòa nhà

Để sàn nhà không xảy ra tình trạng hư hỏng trong quá trình thực hiện công việc vệ sinh, đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý vệ sinh tòa nhà cần triển khai việc bảo dưỡng sàn nhà. Sau đây là các bước bảo dưỡng sàn nhà chuẩn nhất mà bạn nên tham khảo:

  • Bước 1: Nhân viên thực hiện vệ sinh cần tiến hành việc làm sạch, sau đó mới đánh bóng sàn nhà.
  • Bước 2: Sau khi hoàn thành việc đánh bóng sàn, nhân viên vệ sinh cần xác định được chất liệu của sàn nhà rồi mới lựa chọn loại hoá chất phù hợp để làm sạch.
  • Bước 3: Nên để một lớp lót có 2 lớp để phủ lên sàn nhà trong vòng 6 giờ. Sau đó, nhân viên cần dùng thiết bị chuyên dụng để đánh đều các hoá chất trên bề mặt sàn nhà.
  • Bước 4: Sau cùng, nhân viên vệ sinh sẽ phải làm sạch những phần bụi bẩn còn sót lại trên bề mặt sàn.

quy trình quản lý vệ sinh tòa nhà chi tiết

Quy trình vệ sinh kính tòa nhà

Việc vệ sinh kính cho tòa nhà theo đúng quy trình sẽ giúp kính tăng tuổi thọ và tăng khả năng chống tia UV. Dưới đây là các bước thực hiện việc vệ sinh kính đúng chuẩn.

  • Bước 1: Bước đầu tiên, nhân viên vệ sinh sẽ sử dụng khăn để lau qua những khu vực quá bẩn và xịt nước để rửa kính lên từ vị trí cao nhất, cách nhau khoảng 20cm theo chiều ngang và chiều dọc.
  • Bước 2: Bước tiếp theo, nhân viên vệ sinh sẽ sử dụng cây lau kính chuyên dụng, lau từ trên xuống dưới ít nhất 2 lần. Khoảng cách của mỗi lần lau kính từ trên xuống dưới là khoảng 1,5 m.
  • Bước 3: Tiếp theo, nhân viên vệ sinh cần tiếp tục xịt nước rửa kính lên các vị trí khác. Lưu ý rằng không nên xịt quá nhiều, điều này vừa làm hao nước rửa kính vừa khiến dung dịch bị rơi vãi trên sàn.

Trong quá trình vệ sinh bề mặt kính, nếu phát hiện có giấy dán, băng keo,… nhân viên vệ sinh nên xử lý sạch sẽ rồi mới tiến hành việc làm sạch.

quy trình quản lý vệ sinh tòa nhà đầy đủ

Quy trình vệ sinh toilet tòa nhà

Việc vệ sinh Toilet là công việc mà bất cứ toà nhà nào cũng cần phải triển khai. Dưới đây là quy trình vệ sinh Toilet đúng chuẩn mà bạn không nên bỏ qua:

  • Bước 1: Trước tiên, nhân viên vệ sinh cần tổng vệ sinh thực hiện 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng trước 8h30 và vào buổi trưa lúc 13h30 – 15h.
  • Bước 2: Tiến hành việc thu dọn rác và lau kính trong phòng vệ sinh trong lúc tổng vệ sinh Toilet.
  • Bước 3: Tiếp đến, nhân viên vệ sinh cần thực hiện công việc lau bồn cầu và bồn tiểu nam bằng chất tẩy chuyên dụng.
  • Bước 4: Cuối cùng, nhân viên vệ sinh sẽ sử dụng chổi chà sạch bồn cầu, xả nước sau đó tiếp tục lặp lại quy trình như trên 1 lần nữa là được.

Lưu ý: Tuỳ theo yêu cầu của mỗi toà nhà mà nhân viên vệ sinh có thể tiến hành thêm công việc làm sạch Lavabo, sàn nhà rồi sau đó sẽ xả thơm và lau khô hoàn toàn.

quy trình quản lý vệ sinh tòa nhà hiệu quả

Quy trình vệ sinh thảm tòa nhà

Khi nói đến việc duy trì vệ sinh trong các toà nhà, một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu mà chúng ta hay bỏ qua đó là việc vệ sinh thảm. Thảm không chỉ là một phần rất quan trọng của nội thất trong các toà nhà mà còn là nơi tập trung tiềm ẩn của rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Dưới đây là quy trình vệ sinh thảm chuẩn và hiệu quả nhất mà chúng tôi muốn đem tới cho bạn.

  • Bước 1: Trước khi thực hiện việc vệ sinh thảm, nhân viên vệ sinh cần đảm bảo đã làm sạch rác và nước trên mặt thảm và đã tiến hành hút bụi thảm 2 lần/ngày.
  • Bước 2: Đối với việc vệ sinh thảm hàng ngày, nhân viên vệ sinh chỉ cần sử dụng máy hút bụi đồng thời đánh tơi sợi thảm. Các đơn vị quản lý toà nhà nên triển khai công việc này mỗi ngày.
  • Bước 3: Với việc vệ sinh thảm hàng tuần, nhân viên vệ sinh phải hút bụi các khu vực dưới chân tường và những nơi mà các miếng thảm nối với nhau.
  • Bước 4: Còn với việc vệ sinh thảm hàng tháng, nhân viên vệ sinh cần sử dụng máy hút bụi để làm sạch thảm trước khi tiến hành giặt và sấy khô thảm.

quy trình vệ sinh tòa nhà

Quy trình làm sạch khuôn viên công cộng trong tòa nhà

Khuôn viên công cộng trong tòa nhà thường là nơi nhiều người qua lại, tuy vậy vấn đề vệ sinh chúng lại được ít người chú ý đến. Các khu vực cần được làm sạch bao gồm: đường nội bộ - nơi mà người đi bộ thường xuyên qua lại; tầng hầm – nơi thường xuyên đón tiếp xe cộ và người đi lại; hành lang tòa nhà; biển báo – nguồn thông tin quan trọng cho mọi người và hộp cứu hoả - yếu tố quan trọng đối với sự an toàn của mọi người trong tòa nhà.

quy trình điều hành vệ sinh tòa nhà

Trên đây là toàn bộ quy trình quản lý vệ sinh tòa nhà, chung cư, văn phòng đầy đủ, chuyên nghiệp nhất mà ANITIME muốn đem tới cho các bạn. Mong rằng điều này cũng sẽ góp phần làm tăng giá trị và mỹ quan của các toà nhà, nơi bạn sống và làm việc. Và nếu bạn đang muốn tìm kiếm một đơn vị cung cấp các dịch vụ quản lý vệ sinh tòa nhà hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline để được hỗ trợ sớm nhất.