Việc giữ sạch môi trường trong bệnh viện là vấn đề được quan tâm của hầu hết các bệnh viện hiện nay. Bởi vậy, để có thể đảm bảo được việc vệ sinh bệnh viện sẽ đem lại hiệu quả đồng thời ngăn chặn được tình trạng lây nhiễm, nhiễm khuẩn cho bệnh nhân cũng như nhân viên y tế thì việc vệ sinh đòi hỏi phải có quy trình khắt khe và nghiêm ngặt nhất. Cùng ANITIME theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về quy trình vệ sinh bệnh viện bạn nhé!
Các nguyên tắc khi vệ sinh bệnh viện
Để quy trình vệ sinh bệnh viện được diễn ra một cách thuận lợi, hiệu quả và an toàn nhất, người nhân viên vệ sinh cần tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định sau đây:
Nguyên tắc trước khi vệ sinh bệnh viện
Trước khi bước vào quy trình vệ sinh bệnh viện cần làm các công việc cụ thể như sau:
- Kiểm tra và chọn các phương pháp vệ sinh phù hợp với khu vực cần làm sạch
- Sử dụng những loại hoá chất tẩy rửa và pha theo hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì của sản phẩm đó về nồng độ cũng như thời gian để có thể khử khuẩn trong quá trình vệ sinh. Sử dụng chổi lau nhà, máy chà sàn kết hợp cùng các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng khác để thực hiện công việc hoặc các công cụ làm sạch thảm nếu cần.
- Trước khi vệ sinh bệnh viện, nhân viên vệ sinh cần phải thu dọn chất thải và sắp xếp nơi cần làm sạch gọn gàng. Sau đó loại bỏ chất thải trước khi bắt đầu công việc để việc vệ sinh được thực hiện, tốt nhất là nên dọn dẹp khi khu vực đó không có bệnh nhân.
Nguyên tắc trong lúc vệ sinh bệnh viện
Trong lúc vệ sinh bệnh viện, nhân viên vệ sinh nên thực hiện công việc dựa theo nguyên tắc từ nơi bẩn ít đến nơi bẩn nhiều, từ khu vực có bề mặt cao đến khu vực có bề mặt thấp và từ trong ra ngoài. Và khi làm việc cần phải loại bỏ hết toàn bộ đất cát hoặc lai ẩm ở những nơi bị bám bẩn.
Để giảm thiểu được sự phát tán bụi bẩn và không khí (chứa nhiều vi sinh vật), nhân viên vệ sinh cũng nên sử dụng khăn ẩm, ướt để làm sạch. Đặc biệt, nên thay khăn lau thường xuyên và để dung dịch khử khuẩn phát huy tác dụng một cách nhanh chóng không nhúng khăn vào trong 2 chậu nước khác nhau, điều này sẽ làm cho vi sinh vật lây lan từ khu vực này sang khu vực khác.
Trong quy trình vệ sinh bệnh viện, bạn cũng cần lưu ý rằng: cần phải vệ sinh và dọn dẹp thường xuyên đối với các khu vực bị ô nhiễm nặng như là những nơi có máu, dịch cơ thể rơi ra hoặc một số sự số tràn chất lỏng sinh học ra ngoài.
Tuyệt đối không được sử dụng máy hút bụi trong bệnh viện, chỉ được dùng máy chà sàn hoặc máy đánh bóng để làm sạch sàn nhà, hoặc có thể sử dụng máy hút bụi chân không để vệ sinh thảm và những khu vực có bụi bẩn trên cao.
Thu gom và xử lý rác thải, đặc biệt là kim tiêm hoặc những vật sắc nhọn cần được phân loại và xử lý đúng theo quy trình và quy chuẩn. Bên cạnh đó, nhân viên vệ sinh cũng phải vệ sinh tay chân trước khi hoàn tất và rời khỏi khu vực cần làm sạch.
Xem thêm: ANITIME - Công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh bệnh viện chuyên nghiệp, sạch sẽ, an toàn & ngăn chặn lây nhiễm
Nguyên tắc sau khi vệ sinh bệnh viện
Sau khi vệ sinh bệnh viện, các dụng cụ và hóa chất dùng để vệ sinh cần phải được khử khuẩn và làm sạch trước khi cất đi. Các dụng cụ như chổi lau nhà, các đầu lau cũng cần được vệ sinh sạch sẽ và làm khô cho những lần vệ sinh sắp tới.
Phân loại khu vực cần làm sạch
Để đảm bảo bệnh viện luôn được sạch sẽ, không ảnh hưởng tới sức khoẻ của các bệnh nhân, đồng thời chống các nguy cơ lây nhiễm bệnh, nhân viên vệ sinh cần chia và phân loại từng khu vực cần làm sạch như:
- Làm sạch khu vực công cộng: Vệ sinh sân bệnh viện, vành đai quanh bệnh viện, bãi đỗ xe,…
- Làm sạch khu vực trong bệnh viện: Vệ sinh khu vực sảnh, lối vào chính, hành lang, sảnh vào thang máy, khu vực ngồi chờ,…
- Làm sạch khu vực dễ bị lây nhiễm: nhà thuốc, phòng kỹ thuật, phòng khám, phòng cấp cứu, phòng hồi sức, bòng mổ, phòng bệnh,…
Quy trình các hạng mục vệ sinh bệnh viện
Trong quy trình vệ sinh bệnh viện, nhân viên thực hiện vệ sinh cần thực thi từng khu vực một, mỗi khu vực lại có các làm sạch và những lưu ý khác nhau. Dưới đây là các bước làm sạch cụ thể mà bạn có thể tham khảo:
Vệ sinh sàn nhà
Sàn nhà bệnh viện cần được vệ sinh ít nhất 2 lần / ngày và cần làm sạch thêm khi có trường hợp phát sinh. Quy trình làm sạch sàn nhà bệnh viện gồm có 9 bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Nhân viên cần đảm bảo trang bị các phương tiện phòng hộ cá nhân và đặt biển báo đúng chỗ.
- Bước 2: Pha các dung dịch hoá chất chuyên dụng để làm sạch và khử khuẩn môi trường dựa vào hướng dẫn sử dụng trên bao bì của sản phẩm.
- Bước 3: Sắp xếp các đồ đạc trong phòng bệnh, đồng thời để gọn những đồ dùng phục vụ nhu cầu và còn có thể dùng được. Loại bỏ những đồi dùng không cần thiết hoặc đã bị hư hỏng.
- Bước 4: Hót sạch các chất thải trên sàn nhà, sau đó lau / quét ẩm.
- Bước 5: Tiến hành vệ sinh sàn nhà theo từng khu vực:
- Đối với khu vực không lây nhiễm: nhân viên cần lau lần 1 bằng chất tẩy rửa làm sạch, tiếp đó lau lần 2 với nước để bề mặt sàn tự khô.
- Đối với khu vực lây nhiễm và trong trường hợp có dịch cúm như SARs, H5N1,… nhân viên cần lau 1 lần bằng chất tẩy rửa, lau lần 2 với nước rồi lau lần 3 bằng dung dịch khử khuẩn chuyên dụng.
- Bước 6: Sắp xếp lại đồ đạc trong phòng về đúng vị trí ban đầu
- Bước 7: Thu dọn, dọn dẹp, tập hợp và mang các dụng cụ, chất thải cần loại bỏ ra khỏi phòng.
- Bước 8: Tháo bỏ găng tay vừa sử dụng và vệ sinh tay sạch sẽ.
Vệ sinh trần nhà, cửa, tường và các dụng cụ khác
Với khu vực này, người thực hiện vệ sinh cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiện đi lại, tránh ảnh hưởng đến hoạt động và sinh hoạt của bệnh nhân. Đặc biệt là tránh làm ảnh hưởng làm khu vực khác bị nhiễm bụi bẩ. Quy trình vệ sinh trần nhà, cửa, tường và các dụng cụ khác gồm các bước như sau:
- Bước 1: Thông báo kế hoạch vệ sinh cho những khu vực cần vệ sinh trần nhà, cửa, tường và dụng cụ.
- Bước 2: Người thực hiện công việc cần mặc các phương tiện cá nhân, đồng thời chuẩn bị dụng cụ và hóa chất chuyên dụng để tiến hành vệ sinh.
- Bước 3: Tiến hành di chuyển các bệnh nhân ra khỏi phòng. Sau đó cất tất cả các đồ đạc trên bàn vào tủ đầu giường, đối với những đồ vật không thể di chuyển thì nên được che chắn cẩn thận và tắt quạt.
- Bước 4: Tiến hành vệ sinh theo từng khu vực:
- Quét nhẹ nhàng bụi bẩn theo quy trình từ trên xuống dưới.
- Tiếp theo thực hiện các bước lau cửa, kính, tường và dụng cụ: Lần 1 lau sạch bằng chất tẩy rửa chuyên dụng hoặc dung dịch khử khuẩn (đối với khu vực lây nhiễm). Lần 2 lau lại bằng nước sạch.
- Với khu vực như sàn nhà hoặc các đồ bẩn có thể bị dây bẩn thì nên làm sạch cuối cùng.
- Bước 5: Thu dọn, dọn dẹp, tập hợp và mang các dụng cụ, chất thải cần loại bỏ ra khỏi phòng.
- Bước 6: Tháo bỏ găng tay vừa sử dụng và vệ sinh tay sạch sẽ.
Vệ sinh giường, bàn, đệm, ghế
Quy trình vệ sinh bệnh viện ở khu vực giường, bàn, ghế, đệm cần đặc biệt cẩn trọng và quan tâm tới các bước làm sạch và khử khuẩn. Có 2 trường hợp khi vệ sinh khu vực này với những bước như sau:
Trường hợp 1: Vệ sinh khu vực giường, bàn, ghế, đêm của bệnh nhân không lây nhiễm
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ đồ phòng hộ cá nhân, dụng cụ, hoá chất vệ sinh
- Bước 2: Tiến hành pha hóa chất chuyên dụng để làm sạch
- Bước 3: Thu dọn chất thải trên bề mặt bàn, ghế, đệm, giường đồng thời loại bỏ những đồ vật không cần thiết.
- Bước 4: Thực hiện các bước vệ sinh chi tiết:
- Lần 1 sử dụng khăn ẩm để lau.
- Lần 2 sử dụng nước xà phòng để lau, cọ toàn bộ khu vực đó.
- Lần 3 sử dụng nước sạch để lau lại.
- Lần 4 dùng khăn khô và sạch để lau lại lần nữa.
- Bước 5: sắp xếp lại toàn bộ đồ đạc trong khu vực vừa vệ sinh một cách gọn gàng.
- Bước 6: Dọn dẹp các chất thải và dụng cụ cần loại bỏ ra khỏi phòng.
- Bước 7: Tháo bỏ găng tay vừa sử dụng và vệ sinh tay sạch sẽ.
Làm sạch bồn rửa tay, phòng tắm, phòng vệ sinh
Đối với bồn rửa tay, nên cọ ít nhất 2 – 4 lần / ngày hoặc trong trường hợp vấn đề cần làm sạch. Dưới đây là quy trình vệ sinh bồn rửa tay lại bệnh viện cụ thể nhất:
- Bước 1: Nhân viên vệ sinh cần đeo găng tay, tạp dề chống thấm và các phương tiện phòng hộ khác. Tiếp theo chuẩn bị các loại dụng cụ và hóa chất để vệ sinh.
- Bước 2: Pha hoá chất để lau bề mặt bồn rửa tay.
- Bước 3: Bỏ chất thải và đồ dùng không dùng đến. Loại bỏ tóc, những chất thải còn sót lại ra khỏi lỗ tháo nước, dây giật nước và miệng vòi.
- Bước 4: Tiến hành việc vệ sinh theo từng khu vực
- Bắt đầu từ việc làm sạch bên ngoài và trong bồn, thùng đựng khăn lau tay và chai đựng nước rửa tay.
- Làm sạch các gờ, ống dẫn phía dưới bồn rửa, gạch lát tường, nơi để bánh xà phòng và khăn giấy.
- Làm sạch miệng vòi, dây giật nước, vòi nước và ống thoát nước.
- Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống thoát nước.
- Sử dụng bàn chải cọ rửa để làm sạch ống thoát nước.
- Sử dụng chất làm sạch để đánh bóng các thiết bị làm từ inox hoặc thép không gỉ.
- Bước 5: Bổ sung thêm khăn giấy và xà phòng nếu hết hoặc còn ít
- Bước 6: Dọn dẹp các dụng cụ vệ sinh bề mặt
- Bước 7: Tháo bỏ găng tay vừa sử dụng và vệ sinh tay sạch sẽ.
Với phòng vệ sinh, nhân viên cũng cần chú ý làm theo các bước dưới đây để đảm bảo được hiệu quả cũng như tốc độ làm sạch:
- Bước 1: : Nhân viên vệ sinh cần đeo găng tay, tạp dề chống thấm và các phương tiện phòng hộ khác.
- Bước 2: Thực hiện công việc vệ sinh theo từng bước nhỏ:
- Đóng nắp bồn cầu sau đó xả nước
- Cho chất tẩy rửa chuyên dụng và toàn bộ bồn cầu
- Sử dụng giẻ ướt hoặc chổi cọ chuyên dụng để đánh bay các vết bẩn trên tường theo thứ tự từ cao xuống thấp, ngoài vào trong.
- Lau sach giá để giấy vệ sinh, bể chứa nước, vòng nắm, các thùng vệ sinh và toàn bộ bồn cầu.
- Bổ sung thêm giấy vệ sinh
- Bước 3: Tháo bỏ găng tay vừa sử dụng và vệ sinh tay sạch sẽ.
Vệ sinh xô, bô, vịt, ống nhổ
Quy trình vệ sinh xô, bô, vịt, ống nhổ gồm các bước như sau:
- Bước 1: Nhân viên vệ sinh cần đeo găng tay, tạp dề chống thấm và các phương tiện phòng hộ khác.
- Bước 2: Pha hóa chất tẩy rửa theo hướng dẫn sử dụng
- Bước 3: Sau khi bệnh nhân sử dụng xô, bô, vịt, ống nhổ, cần đem đi đổ ngay chất thải theo đúng nơi quy định. Lưu ý rằng: với chất thải có khả năng lây nhiễm, cần khử khuẩn trước khi đổ đi.
- Bước 4: Tráng qua xô, bô, vịt, ống nhổ bằng nước sạch
- Bước 5: Cho dung dịch khử khuẩn đã pha vào xô, bô, vịt, ống nhổ và ngân theo thời gian quy định.
- Bước 6: Sử dụng cọ và xà phòng để cọ rửa xô, bô, vịt, ống nhổ, tráng lại với nước và phơi khô.
- Bước 7: Tháo bỏ găng tay vừa sử dụng và vệ sinh tay sạch sẽ.
Vệ sinh dây dẫn và lọ đựng dịch thải
Quy trình vệ sinh dây dẫn và lọ đựng dịch thải gồm các bước sau đây:
- Bước 1: Kiểm tra các dụng cụ và hóa chất dùng để khử khuẩn xem đã đủ chưa.
- Bước 2: Áp dụng nguyên tắc pha chế để tạo dung dịch hoá chất khử khuẩn.
- Bước 3: Khi người bệnh dùng xong thì đổ chất thải vào nơi quy định. Cần khử khuẩn trước khi đổ đối với những chất thải có nguy cơ lây nhiễm.
- Bước 4: Tháo dây dẫn rồi cho chúng ngâm vào dung dịch khử khuẩn trong thời gian quy định.
- Bước 5: Sử dụng dung dịch khử khuẩn và nước sạch để rửa bên trong lòng ống dây dẫn.
- Bước 6: Dùng cây cọ chuyên dụng và xà phòng để rửa thật sạch lọ đựng chất thải.
- Bước 7: Lau khô dây dẫn và lọ đựng chất thải sau đó để lại vào nơi quy định.
- Bước 8: Tháo bỏ găng tay vừa sử dụng và vệ sinh tay sạch sẽ.
Vệ sinh ngoại cảnh
Quá trình vệ sinh khu vực ngoại cảnh gồm các bước như sau:
- Bước 1: Trang bị phương tiện phòng hộ các nhân, chuẩn bị dụng cụ và hóa chất, đặt biển báo đúng nơi quy định.
- Bước 2: Thu gom chất thải vào túi hoặc thùng chuyên dụng
- Bước 3: Sử dụng nước xà phòng để lau sạch biển báo, hướng dẫn, tay vịn, bờ tường, bề mặt cầu thang. Tiếp theo dùng nước sạch để lau lại và chờ khô.
- Bước 4: Thu dọn, cất biển báo
- Bước 5: Cất dụng cụ vệ sinh và bỏ chất thải
- Bước 6: Tháo bỏ găng tay vừa sử dụng và vệ sinh tay sạch sẽ.
Trên đây là quy trình vệ sinh bệnh viện đúng chuẩn, an toàn và hiệu quả nhất mà ANITIME muốn gợi ý đến bạn. Trong trường hợp bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ vệ sinh bệnh viện thì hãy nhanh tay liên hệ ngay với ANITIME – đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp hàng đầu để được hỗ trợ tốt nhất nhé!