Quy trình vệ sinh nhà hàng chi tiết đầy đủ A-Z

Cập nhật: 15/06/2024

Nội dung bài viết

quy trình vệ sinh nhà hàng

Để thu hút khách hàng, ngoài món ăn ngon, nhà hàng cần duy trì không gian sạch sẽ và tiện nghi. Điều này đòi hỏi phải nhà hàng cần phải vệ sinh kỹ lưỡng mọi khu vực, từ nơi tiếp khách, phòng ăn đến nhà vệ sinh. Tất cả không gian phải được sắp xếp ngăn nắp và tuân thủ các tiêu chuẩn của nhà hàng. Vậy vệ sinh nhà hàng như thế nào là đúng cách, hãy cùng ANITIME xem chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao cần phải vệ sinh nhà hàng

vệ sinh nhà hàng

Khi bước vào một nhà hàng hay quán ăn, khách hàng không chỉ chú ý đến mùi vị của món ăn và đồ uống mà còn mong muốn một không gian thoáng mát và dễ chịu. Do đó, việc giữ gìn vệ sinh nhà hàng rất quan trọng. Nhà hàng cần đảm bảo rằng không gian và môi trường xung quanh luôn sạch sẽ.

Nhà hàng là nơi tụ họp của nhiều gia đình, bạn bè và cũng là nơi gặp gỡ, trao đổi công việc của các công ty, văn phòng. Vì vậy, việc đảm bảo vệ sinh trong nhà hàng là cần thiết và bao gồm các yếu tố sau:

  • Vệ sinh kỹ lưỡng tất cả các thiết bị và đồ dùng ăn uống.
  • Không gian phải luôn thoáng đãng.
  • Cửa kính cần được lau chùi kỹ lưỡng và thường xuyên.
  • Bàn ghế phải luôn sạch sẽ và được sắp xếp ngăn nắp.
  • Khăn trải bàn phải được thay mới và giặt sạch thường xuyên.
  • Thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Rác thải phải được phân loại và xử lý đúng cách.

Việc duy trì vệ sinh nhà hàng không chỉ để lại ấn tượng tốt cho khách hàng mà còn có thể quyết định việc họ có quay trở lại hay không. Ngoài ra, một không gian sạch sẽ còn mang lại cảm giác thoải mái và giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Nhà hàng cần chú trọng đến việc giữ gìn vệ sinh để tạo ra một môi trường thân thiện và hấp dẫn cho cả khách hàng và nhân viên.

Quy trình vệ sinh nhà hàng chuyên nghiệp

1/ Kiểm tra tổng quát nhà hàng để xác định mức độ bám bẩn bao gồm ở những khu vực như: sàn nhà, bàn ghế, nhà bếp và khu vực nhà vệ sinh.

2/ Khoanh vùng và xác định những khu vực cần vệ sinh và đưa ra thứ tự ưu tiên.

3/ Thực hiện vệ sinh ở các khu vực sàn nhà, bàn ghế, nhà bếp và nhà vệ sinh.

Vệ sinh khu vực sàn nhà hàng

  • Tại nhà hàng sàn nhà được xem là vị trí dễ bám bẩn vì lưu lượng khách ra vào lớn. Vì vậy, việc vệ sinh sàn nhà hàng ANITIME luôn vệ sinh kỹ lưỡng, tránh những tai nạn trơn trượt không may xảy ra.
  • Ngoài ra, nhân viên vệ sinh sẽ thường xuyên lau chùi, quét dọn liên tục ở những lối khách ra vào và lối đi vào khu vực nhà bếp.

quy trình vệ sinh nhà hàng

Vệ sinh khu vực ăn uống, bàn ghế của nhà hàng

  • Khu vực ăn uống được xem là bộ mặt của nhà hàng, nơi khách hàng có ấn tượng đầu tiên và đánh giá vệ sinh của nhà hàng. Những khu vực này thường có nhiều dầu mỡ, thức ăn thừa,.. nên cần được vệ sinh kỹ lưỡng và nhanh chóng để đảm bảo sạch sẽ và không làm khách hàng khó chịu.
  • Những đồ vật trang trí xung quanh cần phải lau sạch bụi bẩn, tránh bụi bay vào thức ăn. Ngoài ra, nếu có sử dụng khăn trải bàn thì luôn sạch sẽ và thay khăn thường xuyên.

quy trinh ve sinh nha hang

Vệ sinh khu vực nhà bếp của nhà hàng

  • Khu vực nhà bếp là một trong những khu vực quan trọng nhất trong nhà hàng. Do đó, khu vực này cần được giữ sạch sẽ tuyệt đối và kiểm tra vệ sinh thường xuyên. Những dụng cụ và thiết bị vệ sinh cần được làm sạch sau mỗi lần sử dụng. Với khu vực này giám sát sẽ kiểm tra thường xuyên và yêu cầu nhân viên thực hiện đúng theo quy trình luôn có những biện pháp khắc phục kịp thời và nhanh chóng.
  • Đối với khu vực bếp của nhà hàng các dụng cụ và thiết bị bếp cần được làm sạch kỹ lưỡng bao gồm:
    • Dụng cụ ăn uống, nấu ăn: Chén, dĩa, muỗng, đũa, chảo, xoong nồi, dao,..
    • Thiết bị nấu ăn như: Bếp, ống hút mùi, hút khói, lò vi sóng,..
    • Các dụng cụ đựng và chứa thức ăn: Tủ đông, tủ mát, kệ tủ, rổ, thau,..
  • Để vệ sinh nhà bếp hiệu quả, nhân viên phải làm sạch thiết bị và dụng cụ sau mỗi lần sử dụng, dùng chất tẩy rửa an toàn và khử trùng định kỳ. Tủ bếp, kệ bếp và khu bảo quản thực phẩm phải được chú ý đặc biệt. Quản lý nhà hàng cần kiểm tra thường xuyên và yêu cầu nhân viên tuân thủ quy trình vệ sinh, thực hiện biện pháp khắc phục kịp thời khi cần.

Vệ sinh khu vực toilet

Khu vực nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều vi khuẩn do đó cần được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày. Để đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch sẽ thoáng mát, nhân viên vệ sinh cần phải lau chùi toàn bộ nhà vệ sinh gồm: Sàn nhà, lavabo, bồn cầu, bồn tiểu, gương,.. và khử trùng.

quy trình vệ sinh nhà hàng

Những nguyên tắc thực vệ sinh nhà hàng

Hiện nay, việc thực hiện vệ sinh nhà hàng cần áp dụng theo các nguyên tắc cụ thể:

  • Nguyên tắc dọn dẹp từ cao xuống thấp.
  • Nguyên tắc vệ sinh từ xa tới gần, bắt đầu từ cánh cửa vào xa nhất.
  • Nguyên tắc làm sạch trước sau (dọn dẹp nơi sạch trước rồi mới làm đến chỗ bẩn nhằm tránh để vết bẩn lan rộng).
  • Nguyên tắc vệ sinh chồng lấp (thao tác vệ sinh, lau chùi sau chồng lên vị trí cuối cùng của thao tác làm sạch trước nhằm tránh bỏ sót vết bẩn).
  • Nguyên tắc theo thứ tự, dứt điểm theo từng hạng mục.

Trên đây là toàn bộ quy trình vệ sinh nhà hàng, hy vọng thông tin từ ANITIME sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh nhà hàng uy tín và chuyên nghiệp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất. ANITIME cam kết mang đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo không gian nhà hàng luôn sạch sẽ và an toàn. Đội ngũ vệ sinh chuyên nghiệp và thiết bị hiện đại của chúng tôi sẽ đáp ứng mọi nhu cầu vệ sinh của bạn một cách hiệu quả nhất.