Cập nhật: 13/06/2024
Việc vệ sinh nhà xưởng là công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại cần phải có những quy trình bài bản. Bởi nhà xưởng thường có diện tích khá lớn, dẫn đến mức độ bám bụi bẩn, chất thải trong quá trình sản xuất cũng vô cùng cao. Và nếu không thực hiện việc vệ sinh thường xuyên và đúng quy trình sẽ có thể gây nguy hại đến sức khỏe của nhân viên đồng thời giảm hiệu suất làm việc của xưởng sản xuất. Bài viết dưới đây ANITIME sẽ giới thiệu đến bạn quy trình vệ sinh nhà xưởng từ A - Z đầy đủ và chi tiết nhất.
Để việc vệ sinh nhà xưởng được thuận lợi và hiệu quả nhất, nhân viên vệ sinh cần thực hiện một cuộc khảo sát tổng thể nhà xưởng để xác định những vị trí cần làm sạch. Tiếp theo, cần lập kế hoạch phân công công việc vệ sinh phù hợp cho từng nhân viên dựa theo vị trí và nhiệm vụ cụ thể.
Trước khi bắt đầu quy trình vệ sinh nhà xưởng, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ và hóa chất vệ sinh cần thiết bao gồm:
Một trong những điều đầu tiên cần chú ý khi thực hiện công việc vệ sinh nhà xưởng đó là phải thực hiện theo quy trình từ trên xuống, vậy nên việc làm sạch khu vực trần nhà là công việc nên được làm đầu tiên.
Trần nhà của các nhà xưởng thường có kết cấu gồm những thanh xà ngang, dọc kết hợp cùng hệ thống cáp, đèn điện. Vì vậy, nhân viên vệ sinh cần sử dụng cán dài để có thể làm sạch hết bụi bẩn và mạng nhện.
Ngoài ra, kết cấu trần nhà xưởng cũng thường có chiều cao dao động khoảng từ 8 – 12m nên khi làm sạch, nhân viên trực tiếp thực hiện công việc bắt buộc phải được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như nón, mũ, giày và dây thắt an toàn. Với những nơi có vị trí cao như trần nhà sẽ cần dùng tới xe nâng hạ hoặc giàn giáo chắc chắn để đảm bảo rằng với khoảng cách từ 8m trở lên có thể thực hiện công việc một các an toàn và hiệu quả.
Chính vì vậy mà trong trường hợp này, nếu nhà xưởng không có kinh nghiệm thì giải pháp hoàn hảo nhất đó là tìm kiếm những đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh nhà xưởng để đảm bảo được an toàn cũng như hiệu quả trong suốt quá trình làm việc.
Đối với khu vực tường quanh nhà xưởng, sau một thời gian dài hoạt động thường sẽ bị bám nhiều bụi bẩn, và lâu ngày có thể tạo nên những vết loang lổ trên trường gây mất mỹ quan. Nhân viên thực hiện vệ sinh sẽ phải tiến hành loại bỏ tất cả bụi bẩn và mạng nhện bám trên bề mặt trường. Thông thường công đoạn này sẽ cần vệ sinh các khu vực tường nằm ở xung quanh nhà xưởng bằng các quét màng nhện, sau đó mới tiến hành lau chùi tường lại một lần nữa cho sạch sẽ.
Ngoài ra, với những bức tường được làm từ vôi vữa đã qua thời gian dài sử dụng có thể đã bị mục, nhân viên vệ sinh tuyệt đối không nên xịt nước trực tiếp lên tường vì có thể sẽ khiến tường nhanh bị hỏng hơn. Bên cạnh đó, với những bức tường bị bám nhiều rong rêu, nhân viên vệ sinh cần phải tiến hành các phương pháp như khử rong rêu, nấm mốc sau cho phù hợp nhất.
Đây là một trong những công đoạn cần sự cẩn thận nhất trong quy trình vệ sinh nhà xưởng. Bởi các thiết bị, máy móc được coi là mắt xích cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà xưởng. Thiết bị, máy móc trong nhà xưởng thường có rất nhiều dầu mỡ, hóa chất và bụi bặm, nếu không được làm sạch định kỳ, đúng cách sẽ có thể làm giảm đi hiệu suất làm việc đáng kể.
Tùy theo từng loại máy móc, thiết bị sẽ có những cách làm sạch khác nhau. Bởi mỗi máy móc sẽ có cấu tạo và chất liệu khác nhau. Vì vậy công đoạn này thường cần đến sự tham vấn của các kỹ thuật viên trong nhà xưởng. Thông thường các máy móc sẽ được vệ sinh bằng cách lau sạch và sử dụng các loại hoá chất chuyên dụng để làm sạch chúng.
Sàn nhà xưởng thường là khu vực bám rất nhiều bụi bẩn, dầu mỡ và hoá chất trong suốt quá trình công nhân làm việc, sản xuất. Vậy nên, công đoạn này cần được thực hiện một cách tỉ mỉ và có thêm sự hỗ trợ của các thiết bị vệ sinh công nghiệp như máy hút bụi, máy chà sàn,… Ngoài ra, việc lựa chọn các loại hóa chất tẩy rửa dành riêng cho sàn nhà cũng cần được đảm bảo đúng loại để đạt được hiệu quả làm sạch tốt nhất, bởi các dung dịch tẩy rửa sàn nhà thường có rất nhiều loại tương ứng với các loại chất liệu sàn nhà khác nhau.
Khu vực nhà vệ sinh cũng là nơi cần được chú ý và làm sạch tại nhà xưởng để giữ được môi trường sạch sẽ. Dưới đây là các bước thực hiện chuẩn và hiệu quả nhất:
Để đảm bảo an toàn cho nhân viên và môi trường trong nhà xưởng không có mầm bệnh, vi khuẩn, côn trùng và mùi hôi gây hại cho sức khoẻ và chất lượng, việc khử trùng bề mặt xưởng cũng rất cần thiết. Tùy theo đặc điểm và nhu cầu của xưởng sản xuất mà bạn có thể sử dụng 1 trong 3 cách: khử trùng vật lý, cơ học và hoá học.
Công đoạn cuối cùng cũng khá đơn giản nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng đó là kiểm tra tổng thể. Ở giai đoạn này, người giám sát sẽ tiến hành kiểm tra lại toàn bộ các ngóc ngách trong nhà xưởng. Trong trường hợp phát hiện ra bất cứ vị trí nào còn bám bụi bẩn hoặc chưa được làm sạch kỹ thì nhân viên vệ sinh sẽ cần thực hiện lại.
Trong quá trình thực hiện quy trình vệ sinh nhà xưởng, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
Việc tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh nhà xưởng chuyên nghiệp như hiện nay không phải dễ, có hàng ngàn đơn vị cung cấp dịch vụ này khiến bạn băn khoăn trong quá trình chọn lựa. Vậy làm thế nào để chọn được công ty vệ sinh nhà xưởng tận tâm, chuyên nghiệp và uy tín. Bạn có thể xem xét qua một số yếu tố sau:
Trên đây là một số yếu tố mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn được đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh nhà xưởng uy tín.
Bài viết trên là những chia sẻ của chúng tôi về quy trình vệ sinh nhà xưởng đầy đủ và chi tiết nhất mà bạn nên tham khảo. Hy vọng những thông tin trên đã giúp quý doanh nghiệp có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc vệ sinh nhà xưởng. Liên hệ ngay với ANITIME qua hotline 0927 850 888 ngay khi bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh nhà xưởng để có được những trải nghiệm tuyệt vời với giá thành tốt nhất bạn nhé!
Bài viết liên quan:
Quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm đầy đủ, theo tiêu chuẩn ATTP
Danh sách checklist vệ sinh nhà xưởng chi tiết, đầy đủ